TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG QUÝ II DỰ BÁO KHÔNG KHẢ QUAN, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
- Home  > 
- TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG QUÝ II DỰ BÁO KHÔNG KHẢ QUAN, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG QUÝ II DỰ BÁO KHÔNG KHẢ QUAN, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Trái với những kỳ vọng từ đầu năm, theo nhận định của các doanh nghiệp và chuyên gia, tình hình kinh tế suy giảm toàn cầu nhanh hơn dự kiến, tổng cầu từ nước ngoài suy giảm mạnh khiến cho đơn hàng sụt giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp. Do vậy mà khả năng phục hồi sản xuất trong quý II này được đánh giá rất thấp.
Quý I/2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 – 2023, làm giảm 0,28 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế (Theo báo cáo từ Bộ Công Thương).
Ảnh: Ngành công nghiệp chế tạo – chế biến
Một trong những nguyên nhân là
Tổng cầu suy giảm
Đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, vì thế mà ngành này không còn đóng vai trò chủ lực dẫn dắt nền tăng trưởng của kinh tế.
Bước sang tháng 2/2023, số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng đã sụt giảm do tổng cầu từ nước ngoài suy giảm ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp.
Theo đó mà nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực cũng được ghi nhận là giảm trong quý đầu 2023:
- Ô tô: giảm 17,8%
- Thép thanh, thép góc: giảm 15,8%
- Xe máy: giảm 13,8%
- Linh kiện điện thoại: giảm 13,4%
- Vải dệt từ sợi tự nhiên: giảm 13,1%
- Điện thoại di động: giảm 13,1%
- Quần áo mặc thường: giảm 10,2%
- Xi măng: giảm 9,9%
- Phân urê: giảm 6,3%
- Khí đốt thiên nhiên dạng khí: giảm 6,1%.
Giải thích cho việc suy giảm của các sản phẩm công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng:
- Dù sức mua trong nước đã khôi phục nhưng vẫn còn yếu, chưa kích thích được sản xuất, đầu tư và tiêu dùng, hoạt động mua hàng trở lại giảm.
- Sức ép lạm phát, lãi suất cao đã ảnh hưởng đến tiêu dùng các sản phẩm giá trị cao như: ô tô, kể cả sản phẩm thông thường như dệt may, giày dép,…
- Các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào ở mức cao. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vì thiếu đơn hàng, khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm.
Tình hình trên thế giới, giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Lạm phát vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng; nền kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới đã có những tác động nhất định
Dấu hiệu khởi sắc ở quý II
Vào cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, nhiều dự báo cho rằng quý II/2023 sản xuất công nghiệp có thể sẽ bước vào giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đều cho biết khả năng phục hồi sớm là rất thấp.
Nhìn chung, tổng quan sản xuất công nghiệp tuy không mấy khả quan, song đại diện Bộ Công Thương cho hay, vẫn có những tín hiệu tích cực để sản xuất trong nước phục hồi. Có thể nhắc đến một số khu vực kinh tế lớn như: Trung Quốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo; một số nền tăng đang nổi tại Châu Á như Ấn Độ, Asean tăng trưởng ổn định. Các chính sách kích cầu đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước phát huy tác dụng trong việc phục hồi các hoạt động sản xuất.
Thêm vào đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong 3 tháng, tuy chỉ số sản xuất công nghiệp dù có giảm nhưng xu hướng tăng dần qua các tháng ; nhập khẩu nguyên phụ liệu có dấu hiệu tăng… là những tín hiệu cho thấy tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu trong thời gian tới có thể có những chuyển biến tốt hơn.
Bộ Công Thương cũng cho biết để thúc đẩy phát triển công nghiệp trong nước, sẽ phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, lấy đây là trụ đỡ khi thị trường bên ngoài gặp khó khăn; trong đó, chú trọng những chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, sản phẩm nông sản; bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, tổ chức làm việc với một số ngành, địa phương trọng điểm về công nghiệp để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất; tiếp tục tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu.
Nguồn: Báo CafeF